Quản lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên kênh Thương mại điện tử

Tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Mặc đã có nhiều giải pháp song vẫn chưa thể ngăn chặn mà hàng giả, hàng nhái vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhất là trên các kênh thương mại điện tử hàng giả, hàng nhái phổ biến với nhiều chủng loại khiến người tiêu dùng hoang mang. Bài viết hôm nay sẽ phản ánh thực trạng hàng giả, hàng nhái trên kênh thương mại điện tử và các giải pháp đặt ra để ngăn chặn cần thực hiện.

Thực trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Theo sách trắng về thương mại điện tử năm 2020 do Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS - Bộ Công thương) thực hiện cho biết, việc mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển, tuy nhiên con số thống kê lại cho thấy người tiêu dùng đa phần không hài lòng với sản phẩm mà họ đã mua.

Hơn nữa, các con số thống kê từ Bộ Công thương cho biết trong năm 2020, qua việc rà soát các sàn giao dịch thương mại điện tử đã gỡ bỏ gần 223,6 nghìn gian hàng và hơn hơn 1 triệu sản phẩm hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ đồng thời xử lý trên 30.000 gian hàng với gần 48.000 sản phẩm vi phạm bản quyền, thương hiệu. Có thể nói rằng thực trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử vẫn tiếp tục gia tăng về quy mô và số vụ.

Tiềm năng lớn về thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn thuộc top 3 khu vực Đông Nam Á. Dự báo đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mức 35 tỷ USD, nghĩa là mỗi người Việt sẽ bỏ ra khoảng 600 USD/năm để mua sắm online. Đây cũng chính là cơ hội để các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái lợi dụng để kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nguyên nhân buôn bán hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT vẫn luôn tiếp diễn

Mặc dù các cơ quan Nhà nước đã thanh kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm đối với các hành vi gian lận thương mại trên các sàn TMĐT. Song để thanh kiểm tra phát hiện và xử lý cũng rất khó khăn. Bởi việc kinh doanh trên các sàn điện tử còn nhiều kẽ hở nên một số chủ doanh nghiệp có thể là những doanh nghiệp ảo, không có cửa hàng, địa chỉ công ty ảo… Hơn nữa, việc hàng hóa được buôn bán đa phần thông qua các hình thức quảng bá, giới thiệu, người mua đặt hàng trực tuyến và thanh toán theo thỏa thuận nên gây khó khăn cho việc truy tìm, điều tra, kiểm tra, bắt giữ và xử lý hành vi vi phạm. Đồng thời các hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT để vi phạm pháp luật ngày càng phức tạp.

Hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử lại phân tán, nhỏ lẻ, ở nhiều nơi, thông qua các cộng tác viên, trung gian, các trang web chỉ hoạt động trong thời gian ngắn càng khiến cho  khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát, khó xác định chứng cứ để xử lý. Thậm chí lúc phát hiện ra hàng giả hàng nhái vẫn không xác định chủ sở hữu là ai.

Một số giải pháp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử TMĐT:

Một là về phía Quản lý nhà nước: Nghị định 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/5/2013 về TMĐT không theo kịp sự phát triển như vũ bão của nó. Nâng cấp việc quản lý hoạt động TMĐT trở thành Pháp lệnh là yếu tố cần thiết phải sớm được đưa ra xem xét. Chỉ với các chế tài mạnh mẽ và cụ thể mới trở thành điều kiện tiên quyết xóa bỏ tệ nạn này trong tương lai, người dân mới được hưởng lợi.

Hai là trách nhiệm của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Việt làm ăn manh mún, chộp giật do thị phần nhỏ, chỉ nghĩ đến lợi ích ngắn hạn đã mang lại hệ lụy lớn cho xã hội. Vì vậy, việc hoàn thành khung pháp lý về quản lý nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm cần được quản lý chặt chẽ hơn. Các doanh nghiệp Việt cần tập trung vào việc hợp tác, hỗ trợ lãn nhau để nâng cao sức cạnh tranh quan trọng hơn là cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau, gây hệ lụy cho xã hội và làm giảm sức chiến đấu của cơ quan quản lý nhà nước. 

VN Check tự hào là đơn vị đầu tiên đưa lý thueets về chống hàng giả từ bên trong vào hệ thống chống hàng giả và truy xuất nguồn gốc với công nghệ Blockchain. Chính vì vậy, chúng tôi tự tin với giải pháp này và mong muốn giúp cho mọi người dân Việt Nam sống khỏe mạnh, hạnh phúc và thịnh vượng.

Ba là trách nhiệm của người tiêu dùng, người dân: Trước hết đó là ý thức trách nhiệm của từng người khi tham gia vào các hoạt động tiêu dùng, hoạt động kinh doanh. Kịp thời tố giác những hành vi sai trái trong việc làm giả và đề phòng hàng giả. Mỗi người tự ý thức được việc kiểm tra nguồn gốc, xuất sứ của sản phẩm trước khi sử dụng. Loại bỏ thói quen mua hàng rẻ không rõ nguồn gốc để tiếp tay cho kẻ xấu. Hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm với chính bản thân mình.

Cuối cùng là việc giáo dục cộng đồng: Là một trong những điểm yếu nhất của chúng ta. Việc giáo dục về nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng chưa trở thành mục tiêu, phong trào để thay đổi ý thức người dân và còn quá nhiều kẽ hở trong việc xây dựng hệ ý thức đó.

Những giải pháp trên phải được triển khai đồng bộ, nghiêm túc và quyết liệt mới đẩy lùi được tệ nạn hàng giả. Chữa lành niềm tin của người dân Việt Nam đối với sản phẩm Việt chất lượng cao.