Công nghệ RFID là gì? So sánh RFID & QR code dưới góc nhìn Quản lý chuỗi cung ứng
RFID (viết tắt thuật ngữ tiếng Anh: Radio Frequency Identification, tiếng Việt: Nhận dạng qua tần số vô tuyến) là một công nghệ sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công nghệ này được gắn vào đối tượng. So sánh Chip RFID với QR code dưới góc độ Vật mang dữ liệu có gì khác biệt?
Khái niệm trên được chúng tôi trích dẫn từ Wikiipedia vì đây là khái niệm tổng quát, nội hàm của nó sẽ cho chúng ta biết điều gì?
Thứ nhất: RFID là một công nghệ sử dụng trường điện từ (sóng vô tuyến) hay còn gọi là sóng radio. Sóng vô tuyến (tiếng Anh: radio wave, gọi tắt là radio) là một kiểu bức xạ điện từ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn vi ba. Sóng vô tuyến có tần số từ 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng bước sóng từ 100.000 km tới 1 mm. Giống như các sóng điện từ khác, chúng truyền với vận tốc ánh sáng. Sóng vô tuyến xuất hiện tự nhiên do sét, hoặc bởi các đối tượng thiên văn. Sóng vô tuyến do con người tạo nên dùng cho radar, phát thanh, liên lạc vô tuyến di động và cố định, thông tin vệ tinh, các mạng máy tính, các hệ thống dẫn đường khác, và nhiều ứng dụng khác.
Sóng vô tuyến lần đầu được dự báo bởi tác phẩm toán học xuất bản năm 1867 do James Clerk Maxwell viết. Maxwell nhận thấy các tính chất giống sóng của ánh sáng và tương đồng trong các quan sát về từ trường và điện trường. Sau đó ông đề xuất các phương trình mô tả sóng ánh sáng và sóng vô tuyến như sóng điện từ truyền trong không gian. Năm 1887, Heinrich Hertz đã chứng minh tính chính xác sóng điện từ của Maxwell bằng cách thử nghiệm tạo ra sóng vô tuyến trong phòng thí nghiệm của mình. Ngay sau đó rất nhiều phát minh đã được khám phá, từ đó sóng vô tuyến đã được sử dụng để truyền thông tin qua không trung.
Như vậy, nếu xét về bản chất thì công nghệ RFID không phải là công nghệ mới, có thể nói là công nghệ không mới. Thẻ RFID được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Ví dụ, trong quá trình sản xuất ô tô, một thẻ RFID gắn trên một ô tô đang được lắp ráp có thể được dùng để theo dõi toàn bộ quá trình trên dây chuyền sản xuất, các thẻ RFID gắn trên dược phẩm sẽ hỗ trợ việc theo dõi chúng trong kho hàng, và cấy chip RFID trên gia súc và vật nuôi hỗ trợ việc định danh động vật. Các thẻ RFID còn có thể được sử dụng trong quá trình thanh toán ở cửa hàng và ngăn chặn hành vi trộm cắp hàng hóa trong cửa tiệm...
Từ những thông tin trên, ta thấy RFID có thể tái sử dụng nhưng việc ứng dụng nó sẽ phức tạp và tốn kém chi phí. Nó không phù hợp với hàng tiêu dùng, tiêu hao và cơ cấu giá thấp. Trên thị trường hiện nay, mỗi Chip RFID sẽ có giá khoảng 3.000 - 15.000 VND đưa vào chi phí sản xuất. Điều quan trọng nữa là khi gắn vào các sản phẩm tiêu hao, dùng một lần sẽ gây lãng phí và sẽ có tác động đến môi trường. Khi chi phí sản xuất tăng cao, giá thành sẽ tăng cao (hoặc chất lượng giảm xuống) sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp. Điều này là tối kị đối với các doanh nghiệp sản xuất - Khách hàng sẽ bỏ bạn mà đi.
Thứ hai: Tác động đến môi trường là rất lớn nếu không thu hồi được các Chip RFID đã gắn lên sản phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng phải thu gom, tiêu hủy. Phương pháp tiêu hủy duy nhất với loại chất thải này là thiêu đốt. Như vậy sẽ phát sinh thêm chi phí xã hội khác đó là thu gom - phân loại và thiêu đốt. Tác hại của lò đốt là gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, mưa acid, thủng tầng ozon… Đối với sức khỏe con người: Gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp và bệnh ngoài da,… nặng gây ức chế hô hấp nặng hơn ảnh hưởng đến tính mạng con người.
(Minh họa: Lò đốt rác thải công nghiệp)
Thứ ba: Phương pháp gia công RFID phức tạp vì là vật chất định hình, vật thể rắn xác định. Khi muốn gia công RFID - Vật mang dữ liệu lên trên sản phẩm trong chuỗi cung ứng phải gắn lên sản phẩm liên tục. Điều này sẽ sảy ra ít nhất ba vấn đề cần phải xử lý, đó là:
1 - Gia công RFID lên nhãn mác, bao bì sản phẩm: Với các doanh nghiệp nhỏ, việc gia công Chip RFID là vấn đề tương đối phức tạp và tốn kém nhiều chi phí đầu tư. Việc gia công này sẽ mất thêm thời gian, chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
2 - Không quản lý được các tài sản số: RFID nếu không được gắn lên vật chất, bản thân nó không có khả năng quản lý, theo dõi sản phẩm dẫn đến không có giá trị thương mại. Nếu áp dụng cho việc chống làm giả thì đây không phải là điều mà RFID làm được.
3 - Kết hợp QR code - Vật mang dữ liệu thứ hai: Bản thân QR code đã là vật mang dữ liệu, thêm RFID nữa thì chắc chắn là không cần thiết, đây là yếu điểm khiến công nghệ RFID không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho quản lý chuỗi cung ứng Nông sản, thực phẩm.
Tại sao là QR code?
Mã QR (mã phản hồi nhanh) là một mã vạch ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh hay xử lí nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản. Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng 1 năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng 6 năm 2000.
Hệ thống mã QR được Denso Wave phát minh năm 1994. Mục đích chính là theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất. Nó được thiết kế để cho phép quét các bộ phận với tốc độ cao. Mặc dù những ứng dụng ban đầu chỉ để theo dõi các bộ phận của xe, nhưng hiện nay mã QR được ứng dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau bao gồm cả các ứng dụng theo dõi thương mại và ứng dụng hướng tới sự tiện lợi cho những người sử dụng điện thoại di động. Mã QR có thể được sử dụng để hiển thị chữ cho người sử dụng, để thêm danh thiếp vCard vào thiết bị của người sử dụng, để mở URL, để viết e-mail hay tin nhắn, thậm chí thanh toán điện tử một cách nhanh chóng, đặc biệt ở Trung Quốc khi hầu như mọi người đều sử dụng thanh toán qua QR. Người dùng có thể tạo và in mã QR của riêng họ để người khác quét và sử dụng để ghé thăm một trong các trang phải trả tiền và miễn phí thông qua mã QR. Nó hiện trở thành một trong những kiểu sử dụng nhiều nhất trong nhóm mã vạch hai chiều.
Theo Wikiipedia
Denso Wave đã công khai mã QR của họ và tuyên bố họ sẽ không thực hiện quyền sáng chế của mình. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tạo và sử dụng mã QR - Sử dụng QR code là Miễn phí.
Mã QR có an toàn không? Kẻ tấn công có thể nhúng vào Hệ thống định vị tài nguyên thống nhất (Uniform Resource Locator - URL) hay được gọi một cách thông thường là một địa chỉ web độc hại chứa phần mềm độc hại tùy chỉnh vào mã QR, sau đó có thể đánh cắp dữ liệu từ thiết bị di động khi được quét. Tuy nhiên, VN Check là một ứng dụng có hệ thống bảo mật rất tốt, nhiều lớp. Cụ thể ở đây là chúng tôi chỉ cho phép giới hạn các địa chỉ website uy tín đã được chứng nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền - Đặc biệt là các hệ thống truy xuất nguồn gốc uy tín. Vì vậy, khi sử dụng trình quét mã QR của VN Check có thể hoàn toàn yên tâm.
Mã QR có thu thập thông tin, dữ liệu của tôi không? Không! Nền tảng tạo mã QR không bao giờ thu thập thông tin nhận dạng cá nhân. Dữ liệu mà VN Check thu thập bao gồm vị trí, số lần mã được quét và thời điểm quét, cùng với hệ điều hành của thiết bị đã quét mã (iPhone hoặc Android) để xác định rằng bạn có phải người được cấp quyền truy cập vào hệ thống hay không?
Có ai có thể hack được mã QR không? Bản thân mã QR không thể bị hack, rủi ro bảo mật liên quan đến mã QR xuất phát từ đích đến của mã QR chứ không phải từ chính mã đó. Tin tặc có thể tạo mã QR độc hại để đưa người dùng đến các trang web giả mạo nhằm thu thập dữ liệu cá nhân của họ như thông tin đăng nhập hoặc thậm chí theo dõi vị trí địa lý trên điện thoại của họ. Đây là lý do tại sao người dùng thiết bị di động chỉ nên quét mã từ người gửi đáng tin cậy.
Mã QR hoạt động như thế nào? Các mẫu trong mã QR biểu diễn mã nhị phân có thể được diễn giải để tiết lộ dữ liệu của mã. Máy đọc mã QR có thể xác định mã QR chuẩn dựa trên ba hình vuông lớn bên ngoài mã QR. Khi đã xác định được ba hình dạng này, máy sẽ biết rằng mọi thứ bên trong hình vuông là mã QR. Sau đó, trình đọc QR sẽ phân tích mã QR bằng cách chia nhỏ toàn bộ thành một lưới. Nó sẽ xem xét từng ô lưới riêng lẻ và gán cho mỗi ô một giá trị dựa trên màu đen hay trắng. Sau đó, nó nhóm các ô lưới lại để tạo ra các mẫu lớn hơn.
Mã QR bao gồm những phần nào? Mã QR chuẩn có thể được nhận dạng dựa trên sáu thành phần:
- Vùng yên tĩnh: Đây là đường viền trắng trống xung quanh bên ngoài mã QR. Nếu không có đường viền này, máy đọc QR sẽ không thể xác định được những gì có và không có trong mã QR (do sự can thiệp từ các yếu tố bên ngoài).
- Mẫu Finder: Mã QR thường chứa ba ô vuông màu đen ở góc dưới bên trái, góc trên bên trái và góc trên bên phải. Những ô vuông này cho người đọc QR biết rằng họ đang xem mã QR và ranh giới bên ngoài của mã nằm ở đâu.
- Mẫu căn chỉnh: Đây là một hình vuông nhỏ hơn nằm ở đâu đó gần góc dưới bên phải. Nó đảm bảo rằng mã QR có thể được đọc, ngay cả khi bị lệch hoặc nghiêng.
- Mẫu thời gian: Đây là một đường hình chữ L chạy giữa ba ô vuông trong mẫu tìm kiếm. Mẫu thời gian giúp người đọc xác định các ô vuông riêng lẻ trong toàn bộ mã và giúp đọc được mã QR bị hỏng.
- Thông tin phiên bản: Đây là một trường thông tin nhỏ nằm gần ô mẫu tìm kiếm trên cùng bên phải. Trường này xác định phiên bản nào của mã QR đang được đọc (xem bài viết “Các loại mã QR” ).
- Ô dữ liệu: Phần còn lại của mã QR truyền đạt thông tin thực tế, tức là URL, số điện thoại hoặc thông điệp chứa trong đó.
Làm thế nào để quét mã QR? Hầu hết điện thoại thông minh đều có máy quét QR tích hợp, đôi khi được tích hợp trong máy ảnh. Máy quét QR chỉ đơn giản là một cách để quét mã QR. Một số máy tính bảng, chẳng hạn như Apple iPad, có đầu đọc QR được tích hợp vào camera. Một số thiết bị cũ hơn có thể yêu cầu ứng dụng cụ thể để đọc mã QR – VN Check là một trong những ứng dụng có tính năng quét mã QR, Ứng dụng này có sẵn trên Apple App Store và Google Play.
Quét mã QR bằng thiết bị của bạn rất đơn giản:
- Mở Ứng dụng VN Check Android hoặc VN Check iOS được cài đặt trên thiết bị của Bạn.
- Hướng máy ảnh vào mã QR – Bạn có thể hướng máy ảnh từ mọi góc độ và vẫn nhận được thông tin cần thiết.
- Dữ liệu sẽ được hiển thị ngay lập tức trên màn hình (Bạn có thể xem lại nhật ký quét ngay trên ứng dụng).
Không thể phủ nhận được ứng dụng của RFID trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu tính ứng dụng của QR code là vô cùng thú vị, và còn nhiều cơ hội lớn bởi nó rất rẻ và thuận tiện. Bài viết sau chúng ôi sẽ chia sẻ và làm rõ thêm về các ứng dụng của QR code trong thực tiễn và trả lời câu hỏi:
Tại sao VN Check chỉ dùng QR code mà không dùng Chip RFID ?