Những điều cần biết để áp dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng TCVN 11041 – Thực hành canh tác Nông nghiệp hữu cơ

Nhiều năm qua, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và giống cao sản, biến đổi gen đã làm cho diện tích canh tác nông nghiệp của đất nước ta giảm mạnh. Song song với quá trình đô thị hóa, hiệu ứng nhà kính, thiên nhiên bị tàn phá khiến đời sống của người dân ngày càng có nhiều nguy cơ và rủi ro. Hạn hán, lũ lụt, xâm ngập mặn làm cho đất canh tác ngày càng bị hoang hóa, mất mùa... Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu để trả lại sức sống cho đất, cho con người thuận theo tự nhiên.

Ở Việt Nam, mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ đã được cụ thể hóa bằng “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” tại Quyết định số Số: 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Chính phù. Tuy nhiên, mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và chưa thống nhất với nhau. Quá trình thay đổi phương pháp canh tác, phục hồi đất theo hướng hữu cơ cần nhiều thời gian, nguồn lực, đặc biệt là thay đổi nhận thức của người nông dân. Những người sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa có nhận thức toàn diện, đúng đắn về mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ. Ngày 29/12/2017, Bộ Khoa học và công nghệ ban hành  bộ tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng, góp phần tăng giá trị sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, hàng lưu thông trong nước và xuất khẩu.

Bộ tiêu chuẩn chất lượng TCVN 11041:2017 về canh tác Nông nghiệp hữu cơ, gồm:

-TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

-TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

-TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

-TCVN 11041-5:2018: Phần 5: Gạo hữu cơ

-TCVN 11041-6:2018: Phần 6: Chè hữu cơ

-TCVN 11041-7:2018: Phần 7: Sữa hữu cơ

-TCVN 11041-8:2018: Phần 8: Tôm hữu cơ

-TCVN 11041-9:2023: Phần 9: Mật ong hữu cơ

-TCVN 11041-10:2023: Phần 10: Rong biển hữu cơ

-TCVN 11041-11:2023: Phần 11: Nấm hữu cơ

-TCVN 11041-12:2023: Phần 12: Rau mầm hữu cơ

-TCVN 11041-13:2023: Phần 13: Trồng trọt hữu cơ trong nhà màng và thùng chứa

 

Sau khi có những quy định cụ thể về canh tác Nông nghiệp hữu cơ. Tính đến tháng 9/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã có 13 nhóm sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ; bao gồm: Lúa gạo, rau củ, trái cây, chè, cà phê, hạt điều, lợn, bò sữa, gà, tôm, hồi và quế. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện nay đạt khoảng trên 335 triệu USD/năm, tới 180 thị trường trên thế giới. Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu như chè, tôm, gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, tinh dầu, gia vị... với số lượng còn rất hạn chế. Tại Thái Nguyên, trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện các mô hình sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 11041) với diện tích trên 59 ha, có sự tham gia của 6 hợp tác xã và tổ hợp tác (gần 200 hộ dân) ở hầu hết các vùng sản xuất chè trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Kết quả thu được khi triển khai mô hình sản xuất chè hữu cơ năm 2021: Tổ hợp tác sản xuất chè hữu cơ Tân Sơn đạt doanh thu cao hơn 45 triệu đồng/ha, năm 2022 thu cao hơn 58 triệu đồng/ha so với sản xuất thông thường; giá trị sản phẩm chè sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tăng từ 15-37% so với sản xuất đại trà.

Ông Hà Trọng Tuấn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Thời gian đầu chuyển sang sản xuất hữu cơ cho nên cây chè chưa thích nghi với phân bón hữu cơ, dẫn đến năng suất giảm. Tuy nhiên, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây chè phục hồi trở lại và phát triển bình thường, năng suất trung bình tăng gần 400 kg chè tươi/ha, giá bán chè búp tươi cao hơn từ 20-50 nghìn đồng/kg...”.

(Hình ảnh: Mô hình Chè hữu co tại Đại Từ - Thái Nguyên)

Giá trị từ việc sản xuất sản phẩm hữu cơ và tác động đối với đời sống xã hội Việt Nam

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 sẽ tạo điều kiện để các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát các hoạt động sản xuất hữu cơ nói chung và từng loại sản phẩm hữu cơ nói riêng một cách dễ dàng, có hệ thống.  Đối với môi trường tự nhiên, sản xuất hữu cơ không những giảm thiểu các tác nhân gây hại mà còn bảo vệ môi trường sống của các loài động thực vật khác nhau, giúp chúng sinh sôi phát triển mạnh trong đó, góp phần thúc đẩy đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Đối với ngành nông nghiệp, thực hiện sản xuất hữu cơ góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, tiến tới trở thành nền nông nghiệp mạnh và bền vững trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, áp dụng hình thức sản xuất hữu cơ sẽ tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn và bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng. Các sản phẩm hữu cơ cũng có giá trị kinh tế cao hơn so với các sản phẩm cùng loại thông thường, giúp gia tăng được doanh thu, tạo được uy tín trên thị trường, tạo niềm tin và giữ chân được khách hàng. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận sẽ vượt qua được các rào cản, dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế, gia tăng nguồn doanh thu, đem lại cơ hội thị trường và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế. Đối với xã hội, nông nghiệp hữu cơ giúp đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn đang ngày càng gia tăng, từ đó giúp giảm thiểu số lượng các thực phẩm bẩn, có hại cho sức khỏe con người trên thị trường. Nông nghiệp hữu cơ phát triển thúc đẩy nền kinh tế. Đối với người tiêu dùng, sản phẩm hữu cơ góp phần làm thay đổi và hình thành thói quen sử dụng các thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe, môi trường. Trước khi tiêu dùng một sản phẩm, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm và thành phần của sản phẩm xem chúng có rõ ràng, minh bạch hay không, có bảo vệ sức khỏe và môi trường hay không.

 

Xu hướng tiêu dùng sạch đang ngày càng phát triển

Trên thế giới, theo thống kê của FIBL và IFOAM, năm 2021 có hơn 71 triệu hecta canh tác hữu cơ, tương đương khoảng 1,5% tổng diện tích canh tác. Một số quốc gia như: Mỹ, Úc và Liên minh châu Âu (EU) sản xuất nông nghiệp hữu cơ có tốc độ phát triển nhanh chóng. Hiện tại trên thế giới có 186 quốc gia phát triển dòng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, trong đó có 73% diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ thế giới thuộc về 10 nước dẫn đầu. Úc là quốc gia có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ nhiều nhất với 27,1 triệu hecta, Argentina có 3,0 triệu hecta, Trung Quốc có 2,3 triệu hecta, Mỹ có 2 triệu hecta... Tại châu Á, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ khoảng 2,9 tiệu hecta với 130.000 trang trại. Các quốc gia sản xuất hữu cơ lớn nhất trong khu vực bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Hàn Quốc và Thái Lan.

Theo IFOAM, tại Việt Nam năm 2016, diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam đạt khoảng 77.000 hecta. Đầu năm 2022, diện tích canh tác hữu cơ tăng lên khoảng 240.000 hecta với kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt khoảng 335 triệu USD (tăng gần 15 lần so với năm 2010), đứng thứ 8 trong 10 nước có diện tích nông nghiệp hữu cơ tại châu Á. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, có 57/63 tỉnh, thành phố triển khai nông nghiệp hữu cơ.

(Bưởi Diễn hữu cơ tại Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Đức Hậu Lưu Quang tại Chương Mỹ -  Hà Nội)

Những cơ hội vàng khi sản xuất theo tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ

Đối với các nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam, cơ hội mở ra là vô cùng lớn. Tại thị trường Việt Nam, nhóm tuổi từ 15 đến 40 gia tăng nhanh chóng (khoảng 40 triệu người) đang ngày càng nhạy cảm với các sản phẩm tốt cho sức khỏe và sẵn sàng chi tiêu cho những sản phẩm này. Thêm vào đó, tầng lớp trung lưu sẽ chiếm khoảng 25 triệu người vào năm 2025, chiếm 25% dân số. Kéo theo đó là nhu cầu về thực phẩm hữu cơ sẽ ngày càng gia tăng.

Trên thế giới, theo số liệu thống kê của FIBL và IFOAM, tính đến năm 2020, quốc gia có thị trường thực phẩm hữu cơ lớn nhất là Mỹ (49,5 tỷ euro), tiếp theo là Đức (15 tỷ euro), Pháp (12,7 tỷ euro) và Trung Quốc (10,2 tỷ euro). Rau quả hữu cơ là nhóm sản phẩm được các nước nhập khẩu lớn nhất, với 1,29 triệu tấn trong năm 2020 (chiếm 46% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm hữu cơ), trong đó nhiều nhất là trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị (65%). Đây chính là cơ hội cho các nhà sản xuất hữu cơ Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới.

Người tiêu dùng có cơ hội sử dụng các sản phẩm hữu cơ chất lượng tốt. Khi sản xuất hữu cơ ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc các sản phẩm hữu cơ sẽ tăng lên, dẫn đến việc cạnh tranh về giá, về chất lượng của sản phẩm. Điều này tạo thuận lợi giúp người tiêu dùng có thể sử dụng được các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với mức giá hợp lý.

 

VN Check - Nền tảng Truy xuất nguồn gốc 4.0

Ngày 19/01/2019, Chính phủ ban hành Quyết định 100/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Sau gần 5 năm nghiên cứu và phát triển, ngày 25/12/2023, với sự hỗ trợ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện  Nghiên cứu Rau quả, Viện Nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cùng 15 chuyên gia, nhà khoa học. Với hơn 30 kỹ sư công nghệ thông tin làm việc ngày đêm. Nền tảng truy xuất nguồn gốc 4.0 đầu tiên cho Nông nghiệp và Y học cổ truyền đã chính thức ra mắt người tiêu dùng. VN Check là dự án khởi nghiệp sáng tạo do CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ SỐ HÓA TOÀN CẦU (HGDAT GROUP) phát triển với hai giải pháp là truy xuất nguồn gốc chống làm giả dữ liệu sản phẩm, hàng hóa bằng các công nghệ hiện đại như IoT, AI, Blockchain... Chúng tôi có thể nói rằng: "VN Check là giải pháp bảo vệ thương hiệu tốt nhất trên thị trường hiện nay, đem lại sự yên tâm tuyệt đối cho người tiêu dùng Việt Nam". Các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch.

Từ ngày 01/5/2024, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh và người diêu dùng có thể tải về ứng dụng VN Check tại Google Play, App Store Đăng ký dùng thử để trải nghiệm giải pháp.

 

Huyền Phạm